Dai Ha Thinh Google
Danh mục sản phẩm
18/01/2011
Thái Lan khuyến khích ngành may mặc đầu tư ra nước ngoài.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất may mặc Thái Lan (TGMA), Sukij Kongpiyacharn cho biết, Uỷ ban đầu tư (BoI) sẽ chuyển đổi vai trò của mình từ chỉ quản lý đầu tư ở nước ngoài tại Thái lan sang khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.

Ông cho biết thêm rằng, các công ty đang đầu tư ở nước ngoài phải được miễn đánh thuế 2 lần nhằm khuyến khích đầu tư ra nước ngoài

Ông Sukij cũng chỉ trích các luật lệ lỗi thời của Thái Lan về chế độ đãi ngộ kinh doanh ở nước ngoài. Theo các luật này, các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài phải nộp 30% thuế thu nhập doanh nghiệp tại quốc gia đầu tư và thêm 30% thuế nữa tại Thái Lan. So với Thái Lan, các quốc gia như Singapore, Malaysia   và Hong Kong có nhiều ưu đãi hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp và do đó các nước này đã đầu tư ra nước ngoài với số lượng rất lớn.
Ông nói thêm rằng chỉ có 30 đến 40 công ty của Thái Lan đang đầu tư ra nước ngoài, tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Indonesia.   Những thách thức lớn mà các nhà sản xuất hàng may mặc Thái Lan đang đối mặt bao gồm, chi phí sản xuất tăng do đồng baht tăng giá và mức lương cao hơn đối với ngành công nghiệp trong nước, đã buộc các nhà sản xuất phải nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các nước láng giềng.

Ông cũng cho biết thêm rằng, một vài công ty sản xuất lớn như Saha Pathanapibul Plc,   công ty con của tập đoàn hàng tiêu dùng Saha Group đang do dự trong việc đầu tư ra nước ngoài vì không có các ưu đãi hấp dẫn.

Cố vấn của ban lãnh đạo TGMA, Vallop Vitanakorn tiết lộ rằng, đồng baht tăng giá, mức lương tổi thiểu tăng và thiếu hụt lao động đã buộc các đơn vị may mặc Thái đầu tư vào các nước lân cận để gặt hái từ chi phí lao động thấp ở những nước này.

Hiện nay ngành dệt cũng như ngành công nghiệp may mặc của Thái Lan đang đối mặt với sự thiếu hụt 30.000 lao động. Sự thiếu hụt này về lâu dài có khả năng tăng đến con số 100.000.   Trong số 700.000 công nhân đang làm việc trong ngành công nghiệp may mặc và dệt may, có khoảng 450.000 lao động tham gia vào ngành may mặc, ông cho biết thêm.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan, xuất khẩu hàng dệt và may mặc đến thị trường Mỹ chiếm 38%, theo sau là EU chiếm 30%, các nước ASEAN chiếm 7%, Nhật Bản chiếm 6% và 19% còn lại được xuất khẩu đến Châu Phi và Trung Đông.  

(Theo Fibre2fashion – TO)

Số lượt truy cập: 1,283,365
Số người đang online: 1